Nguyên lý đo độ cứng LEEB
Nguyên lý đo độ cứng LEEB dựa vào nguyên lý kiểm tra bật nảy (rebound). Một vật thể hình ống thẳng (impact body) và một mũi đo đặt ở bên trong ống, mũi đo bị tác động bởi một lực từ lò xo cố định sẽ tác động vào bề mặt vật liệu cần đo.Sau khi mũi đo tác động lực xuống bề mặt cần đo sẽ để lại một vết lõm trên bề mặt vật liệu, độ cứng của vật liệu gây ra sự mất năng lượng của mũi đo này. Sự mất năng lượng này được đo bằng cách đo vận tốc Vi, Vr của mũi đo trước và sau khi va chạm với mẫu thử.
Vận tốc được đo bằng cách đặt một nam châm phía trong Impact body nó sẽ tạo ra một dòng điện trên cuộn dây được đặt ở trong impact body, dòng điện này tỷ lệ thuận với vận tốc của mũi đo. Tín hiệu sau đó được xử lý và đưa ra giá trị độ cứng.
Nguyên lý đo độ cứng kiểu Leed
Đơn vị đo độ cứng bằng phương pháp Leeb
Đơn vị: HL (HLD, HLC, HLA)
Đơn vị độ cứng HL có thể được chuyển đổi sang các đơn vị đo độ cứng thông thường khác theo tiêu chuẩn như: HV, HB, HRB, HRC, HRA, độ bền kéo của vật liệu.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp đo độ cứng Rockwell
Các ưu nhược điểm của phương pháp đo độ cứng LEED.
*Ưu điểm:
1-Máy đo độ cứng có kích thước nhỏ gọn,dễ dàng vận chuyển bằng xách tay, phù hợp để đo độ cứng ngoài hiện trường, đo độ cứng các vật lớn mà các dòng máy để bàn không thể đáp ứng được.
2-Đa dạng đầu đo phù hợp cho nhiều ứng dụng đo độ cứng khác nhau như: bánh răng, trục cán, trục khuỷu, mặt bích, hộp động cơ...
3-Thời gian kiểm tra nhanh, thao tác đơn giản,dễ sử dụng.
5-Giá thành rẻ hơn so với các phương pháp đo độ cứng khác.
*Nhược điểm:
1-Vết đo làm biến cứng vật liệu.
2-Không thích hợp cho vật liệu mỏng, mạ phủ, vật liệu quá cứng, các bề mặt cong.
3-Độ chính xác của kết quả đo chịu ảnh hưởng bởi kỹ thuật của người đo.
Ngoài ra Qúy khách hàng có thể tham khảo thêm chi tiết các dòng máy đo độ cứng tại đây